Developer là vị trí quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên các ứng dụng, website… phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đây là một trong những công việc hot, được nhiều người quan tâm và lựa chọn theo học. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu - BiBi.edu.vn tìm hiểu developer là nghề gì, công việc của một developer là gì và những kỹ năng cần có nếu muốn theo đuổi ngành nghề này nhé.
“Developer là nghề gì?” là một trong những thắc mắc của nhiều người theo đuổi ngành Công nghệ thông tin (Ảnh: Internet)
Developer là nghề gì?
Developer (viết tắt là dev), là thuật ngữ dùng để chỉ các lập trình viên. Họ là những người thiết kế, xây dựng, phát triển và bảo trì phần mềm, website bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình, framework, công cụ… thích hợp. Các developer được đào tạo chuyên sâu về công nghệ, sở hữu kỹ năng lập trình xuất sắc và am hiểu các thiết bị số. Điều này giúp họ tạo nên những ứng dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
Developer là người sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nên các ứng dụng, phần mềm…
phù hợp với nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp
Trong thời buổi công nghệ hiện đại, vai trò của developer ngày càng được khẳng định. Với khả năng xây dựng và vận hành các sản phẩm số hóa, các lập trình viên sẽ giúp công ty, tổ chức… nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng doanh số bán, xây dựng thương hiệu và mang lại những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng. Do đó, đây là vị trí được nhiều doanh nghiệp săn đón, sẵn sàng trả mức lương “khủng” để thu hút những nhân sự chất lượng.
Công việc của Developer là gì?
Nhiều người thường cho rằng công việc của developer chỉ là viết code, viết các đoạn mã để tạo nên những ứng dụng, phần mềm. Nhưng thực tế, các lập trình viên còn đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện dự án, có thể kể đến:
- Phân tích nhu cầu, vấn đề của người dùng, thấu hiểu mong muốn của khách hàng để tiến hành thiết kế giao diện, xây dựng tính năng phần mềm phù hợp.
- Lập trình, phát triển, hoàn thiện các ứng dụng, website… dựa trên những thông tin, yêu cầu từ khách hàng.
- Kiểm tra, chạy thử, đảm bảo phần mềm vận hành hiệu quả và bảo mật chặt chẽ.
- Sửa chữa và bảo trì hệ thống, sản phẩm thường xuyên.
- Nâng cấp, cập nhật hoặc cài đặt các tính năng mới dựa theo nhu cầu phát sinh của khách hàng.
- Liên tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi những công nghệ mới để cải thiện tính năng cho sản phẩm của mình.
Các developer đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong quá trình thực hiện dự án (Ảnh: Internet)
Những vị trí mà developer có thể đảm nhận
Lĩnh vực lập trình được chia thành nhiều mảng, mỗi mảng bao gồm nhiều công việc khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Dưới đây là một số vị trí phổ biến mà một developer có thể đảm nhận:
Front-end developer
Lập trình viên Front-end là những người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng giao diện người dùng cho các website, ứng dụng, phần mềm. Bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Javascript… cùng nhiều công cụ hỗ trợ chuyên dụng, các Front-end developer sẽ tạo nên những giao diện đẹp mắt, độc đáo, đồng bộ giữa nhiều thiết bị, góp phần mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Back-end developer
Nếu Front-end developer là người tạo nên “bộ mặt” cho sản phẩm thì Back-end developer là người xây dựng, chịu trách nhiệm cho các hoạt động phía sau. Cụ thể, các lập trình viên Back-end sẽ sử dụng những ngôn ngữ lập trình để hoàn thiện, tối ưu hóa các tính năng, kiểm soát trình tự hiển thị, giúp quá trình vận hành sản phẩm diễn ra mượt mà, nhanh chóng. Họ cũng là người trực tiếp tương tác, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.
Lập trình game là một mảng mà các developer có thể đảm nhận (Ảnh: Internet)
Những kỹ năng cần thiết của một developer là gì?
Để trở thành một developer giỏi, có thể làm việc và thuận lợi phát triển trong lĩnh vực lập trình, bạn cần trang bị những kỹ năng sau:
Kỹ năng chuyên môn
Để đáp ứng yêu cầu công việc, các developer cần nắm vững kiến thức chuyên môn và có tay nghề lập trình tốt. Điều này giúp bạn nhanh chóng xác định được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp, có thể tham gia xây dựng cấu trúc website, ứng dụng, vận hành sản phẩm… Cụ thể, một số kỹ năng mà các lập trình cần biết là:
- Thành thạo cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ lập trình là nền tảng để tạo nên các chương trình, ứng dụng hay một phần mềm cụ thể. Vì vậy, các developer cần học hỏi, rèn luyện để hiểu rõ, biết cách vận dụng ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu và mục đích của dự án.
- Quản trị cơ sở dữ liệu: Trang bị kiến thức về cơ sở dữ liệu giúp lập trình viên xây dựng những cấu trúc phù hợp, dễ dàng quản lý, truy xuất dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin cho người sử dụng.
- Nắm vững quy trình kiểm thử: Kiểm tra ứng dụng, xác định lỗi còn tồn tại và tiến hành chỉnh sửa trước khi ban hành sản phẩm là công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ dự án nào. Vì vậy, các developer cần đưa ra các kế hoạch kiểm thử phần mềm hợp lý, biết cách phân tích và giải thích kết quả để nhanh chóng hoàn thiện các ứng dụng, website.
Sử dụng thành thạo và biết cách lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp là kỹ năng không thể thiếu với các developer (Ảnh: Internet)
Kỹ năng mềm
Ngoài kỹ năng chuyên môn, các lập trình viên cần rèn luyện, học hỏi những kỹ năng mềm để thuận lợi làm việc và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, có thể kể đến như:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong các dự án, mỗi lập trình viên thường đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, để quá trình xây dựng sản phẩm diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, các developer cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm để dễ dàng phối hợp và đạt được hiệu quả công việc chung.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các developer tiếp cận, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, từ đó đưa ra phương án giải quyết, cách xử lý phù hợp để gia tăng hiệu suất công việc khi phát triển phần mềm.
- Kỹ năng tự học hỏi: Thế giới công nghệ không ngừng phát triển, đòi hỏi các lập trình viên tự trau dồi, tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để nâng cấp bản thân, biết cách ứng dụng những gì đã học vào công việc thực tế. Vì vậy, tự học là kỹ năng không thể thiếu với các developer trong quá trình đi làm.
Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng đối với các developer (Ảnh: Internet)
Developer là vị trí công việc có tính đặc thù cao, cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn nên đã thu hút sự quan tâm và theo đuổi của nhiều người. Hy vọng với bài viết trên đây của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu - BiBi.edu.vn, bạn đã biết được developer là nghề gì và nẵm rõ những công việc mà một lập trình cần thực hiện. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức mới nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin bạn nhé.
Bạn muốn lĩnh hội kiến thức một cách bài bản để tự tin làm việc và phát triển trong ngành lập trình, bạn hãy gọi đến số tổng đài 1800 255616 hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu - BiBi.edu.vn liên hệ tư vấn khoá học lập trình phù hợp nhé!
Ý kiến của bạn